Không phải ai cũng nắm và hiểu rõ các quy trình và thủ tục cần thiết khi đi xin cấp Giấy phép xây dựng, đặc biệt là các thủ tục hành chính xin phép xây dựng nhà ở dân dụng, “cũ người mới ta”, nhất là những việc có liên quan đến cấp phép xây dựng, trong đó có việc xin phép xây dựng, sửa chữa nhà cửa, thủ tục hoàn công… Thực tế thì các cơ quan phía chính quyền đã có những quy định khá chi tiết về các thủ tục cấp phép này.
Kinh Nghiệm Xây Nhà Đẹp huy vọng bài viết này sẽ giải đáp được những boăn khoăn, thắc mắc của Quý bạn đọc trong việc chuẩn bị các thủ tục cần thiết trong quá trình xây dựng ngôi nhà của mình. Hướng dẫn các thủ tục cần thiết khi xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở như xây mới, sửa chữa, hoàn công…
Trường hợp I: Hồ sơ xin phép xây dựng mới nhà ở trên nền đất trống.
– Ðơn xin phép xây dựng nhà ở theo mẫu quy định, có xác nhận của UBND phường, xã nơi bạn muốn xây dựng nhà (2 bản chính).
– Quyết định giao đất của Sở Ðịa chính tỉnh hoặc thành phố cấp (2 bản sao có chứng thực sao y bản chính).
– Giấy Giao đất của Sở Ðịa chính tỉnh hoặc thành phố cấp (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở, do cơ quan hoặc công ty thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính và 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
Trường hợp II: Hồ sơ xin phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà trên nền nhà cũ đã có giấy tờ xác nhận chủ quyền sở hữu nhà đất.
1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 có cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu) thì hồ sơ bao gồm:
– Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (Gồm 2 bản chính).
– Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua phòng Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ hiện trạng nhà thực tế trước khi xây dựng lại hay sửa chữa… (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Bản đồ hiện trạng, tọa độ đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan hoặc công ty thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liên kế trước khi sửa chữa nhà (1 kiểu rửa 2 ảnh).
* Trường hợp xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu không cần có hồ sơ khảo sát móng.
2) Trường hợp bạn sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc măng, cột gạch.
– Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường, xã nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
– Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ (2 bản sao có chứng thực sao y); hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ hiện trạng ngôi nhà (Gồm: 1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà do cơ quan hoặc công ty thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập trường hợp nhà có làm thêm gác gỗ (2 bản chính).
Trường hợp III: Hồ sơ xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở thuộc diện nhà nhà nước quản lý.
1) Trường hợp bạn xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 có cấu trúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu).
– Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường, xã nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính).
– Hợp đồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).
– Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà ở (Gồm 1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc nền móng, cột gạch.
– Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường, xã nơi căn nhà tọa lạc (gồm 2 bản chính).
– Hợp Ðồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y).
– Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
Trường hợp IV: Hồ sơ xin xác nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công).
– Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
– Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
– Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu tiền của công ty xây dựng.
Trường hợp V: Gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà.
– Ðơn xin gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở theo mẫu của cơ quan cấp phép (1 bản chính).
– Giấy phép xây dựng, sửa chữa (1 bản chính) kèm theo bản vẽ thiết kế (1 bản chính).
Lưu ý: Chủ đầu tư chỉ được giải quyết gia hạn trong trường hợp Giấy phép xây dựng, sửa chữa còn hiệu lực (trong vòng 1 năm kể từ ngày ký). Nếu đã quá 1 năm không gia hạn hoặc đã gia hạn 1 lần thì chủ đầu tư phải lập lại thủ tục xin phép xây dựng theo quy định hiện hành mới nhất.
Trường hợp VI: Hồ sơ xin hợp thức hóa xây dựng, sửa chữa nhà ở.
– Thủ tục giống như đã nêu ở phần I, II, III.
Lưu ý: Trong đơn phải ghi rõ nhà đã xây dựng, xin hợp thức hóa. Phần xác nhận của UBND phường, xã phải ghi rõ ngày tháng năm xây dựng.
Trường hợp VII: Hồ sơ xin tách phép xây dựng.
1) Đối với trường hợp nhà chưa xây dựng: Nộp 2 bộ hồ sơ gồm:
– Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường (2 bản).
– Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ thiết kế xây dựng căn nhà của cá nhân người xin tách phép (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
2) Đối với trường hợp nhà đã xây dựng hoàn tất.
– Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường, xã nơi căn nhà tọa lạc.
– Bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng được duyệt (gồm 2 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y).
– Các giấy tờ chứng từ khác về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Các giấy tờ xác định về quan hệ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và cá nhân người xin tách phép trong việc xây dựng căn nhà (2 bản sao có chứng thực sao y).
– Bản vẽ hiện trạng hoàn công của ngôi nhà (Gồm 2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).
Lưu ý: Trong đơn xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà, đơn xin xác nhận hoàn công, hợp thức hóa xây dựng… chủ đầu tư nhớ ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.